(Bài dự thi cuộc thi viết “Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Những ký ức đi cùng năm tháng” – Mã số: TNUT-2020-026)
Tác giả: Đỗ Thị Ngân Th
Xin trân trọng cảm ơn thầy Hiệu trưởng Nguyễn Duy Cương và Ban Giám Hiệu trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên đã tổ chức cuộc thi viết “Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên những ký ức đi cùng năm tháng” Nhờ có cuộc thi này, tôi có cơ hội bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến nhà trường, đến Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên và anh chị em sinh viên, cựu sinh viên, những người xây dựng lên mái trường thân yêu này, đặc biệt là đến vong linh thầy cố hiệu trưởng đầu tiên Đỗ Hữu Phú.
Tôi là một cựu giáo viên của bộ môn Luyện Kim của Trường Đại học Cơ Điện Thái Nguyên-tiền thân của trường Đại học Kỹ thuật Công Nghiệp – Đại học Thái Nguyên ngày nay. Bộ môn luyện kim ngày ấy có bảy thành viên, một mình tôi là nữ. Chúng tôi về nhận công tác tại trường ngày 01 tháng 01 năm 1967.
Chúng tôi tốt nghiệp Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ngày 20/12/1966 ( sớm nửa năm so với trương trình đạo tạo 5 năm do cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ khi đó đang leo thang ra miền Bắc)
Thế hệ chúng tôi khi đó có một khẩu lệnh dẫn đường: “ĐI BẤT CỨ NƠI ĐÂU, LÀM BẤT CỨ VIỆC GÌ KHI TỔ QUỐC CẦN !”
Hai tiêng “TỔ QUỐC” thiêng liêng thôi thúc chúng tôi lên đường công tác như những “người lính”.
Ngày ấy, phương tiện đi lại còn khó khăn. Các tuyến đường quốc lộ, các cây cầu, các nhà ga đường sắt là các mục tiêu bị máy bay Mỹ bắn phá thường xuyên. Vì vậy chúng tôi phải “ bắt “ tàu đêm từ Hà Nội đến ga Lưu Xá. Ga cách trường khoảng hơn một ki-lô-mét. Chúng tôi xuống ga lúc đó khoảng 1-2 giờ sáng. Nhóm chúng tôi có 9 anh em, trong đó 7 người thuộc bộ môn Luyện kim còn anh Trương Xuân Bảo sẽ về bộ môn Kim Loại Học -Nhiệt Luyện; anh Phạm Quang Tu (tức Hiệp) về bộ môn Cán Thép. Hai anh ấy sau này trở thành hai trưởng bộ môn đó. Bộ môn tôi do anh Trần Mão làm tổ trưởng. Các thành viên còn lại có các anh: Đỗ Hữu Hào, Trần Chương, Nguyễn Mạnh Lân, Nguyễn Xuân Trúc, Nguyễn Quý Hùng và tôi: Đỗ Thị Ngân Thanh. Hôm nay, viết những dòng chữ này xin tưởng niệm hương hồn ba anh đã khuất: anh Trần Mão, anh Trần Chương và anh Nguyễn Quý Hùng! Mong vong linh các anh an nghỉ cõi vĩnh hằng! Nhưng vào năm 1966-1967 ấy, chúng tôi đang là những thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, ai cũng mong muốn được đem tuổi thanh xuân của mình góp phần vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường . Sáng hôm sau, đúng ngày 01 tháng 01 năm 1967 chúng tôi đến được trường mình ! Khó có thể hình dung đây lại là MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC! Tôi chỉ thấy những quả đồi trọc nhấp nhô, vài bụi sim, mua và guột mọc lác đác( không biết ngày nay có còn cây guột ấy không?và sim mua nữa, hoa tím có còn nở ven đường nữa không?) Trên mỗi lưng chừng đồi, hoặc gần sát chân đồi chỉ có một mái nhà tranh bé nhỏ, đơn sơ, vách đất, mái lợp lá gời! Trường đấy ư? Lớp học ở đâu? Sinh viên ở đâu?
Chúng tôi hỏi thăm và tìm được đến nhà BAN GIÁM HIỆU. Trong căn phòng nhỏ đơn sơ, có một bàn làm việc, một giá sách nhỏ. Thầy Hiệu Trưởng đón tiếp chúng tôi thân tình, giản dị. Thầy nói lời chào mừng chúng tôi, tiếp nhận giấy công tác và nói: từ nay, các anh các chị đã là thành viên của Trường Đại Học Cơ Điện Thái Nguyên! Thầy cho chúng tôi biết sơ qua quy mô của trường và lí do trường phải phân tán trên nhiều quả đồi xa cách nhau để bảo toàn lực lượng , tránh bị tổn thất nhiều do bom đạn Mỹ. Thầy cho biết mục tiêu của Trường là đào tạo cán bộ cho công cuộc công nghiệp hóa nước nhà còn non trẻ, mà trước mắt có khu gang thép Thái Nguyên nơi đây và cho các vùng miền của Tổ Quốc sau này. Anh bảo và anh Hiệp được phân công về ở các ngôi nhà của bộ môn các anh ấy, cách khá xa chúng tôi . Sáu anh em của bộ môn tôi được phân chia về ngôi nhà Liên Bộ( là nơi ở và làm việc của các cán bộ giảng dạy nhiều bộ môn). Còn tôi, nữ duy nhất của đoàn, được về ở cùng chị Phạm Bích Hòa. Nữ giáo viên đầu tiên đầu tiên của trường – dạy môn thể dục thể thao. Phòng ở của chúng tôi là một đầu hồi của nhà y-tế. Hai gian giữa là phòng y-tế của trường. Đầu hồi kia là nơi ở của gia đình chị Tăng Tuyết Phương, nữ y tá duy nhất của trường lúc đó. Chị Phương có hai con nhỏ khoảng 5 tuổi và 7 tuổi. Chồng chị ấy đang chiến đấu ở chiến trường B. Tại nơi đây, tôi có một kỉ niệm khó quên khi lần đầu “ chạm “ vào bom Mỹ (tôi sẽ nói ở phần sau).
Chúng tôi về trường kịp thời để tiếp nhận lớp đầu tiên - lớp chuyên tu kuyện kim ( khóa I của trường ). Lớp này đã học xong 2 năm các môn cơ bản: Toán, Lí, Hóa, Cơ lí thuyết, Sức bền vật liệu v.v.. Bây giờ họ sẽ học kỹ thuật cơ sở, trong đó có môn của tôi: NGUYÊN LÍ LÒ LUYỆN KIM, và môn của anh Nguyễn Quý Hùng, TỰ ĐỘNG HÓA CÁC QUÁ TRÌNH LUYỆN KIM. Các anh khác chuẩn bị các giáo trình chuyên môn của ngành như: LUYỆN GANG LÒ CAO , LUYỆN THÉP LÒ ĐIỆN, LUYỆN THÉP LÒ MACTANG LÒ CHUYỂN….
Tôi và anh Quý Hùng có hai tháng để chuẩn bị giáo án.
Những tài liệu, giáo trình, sách tham khảo đã được chúng tôi chuẩn bị sẵn từ khi được biết sẽ về trường giảng dạy. Thế là ngay lập tức, vừa ổn định cuộc sống, chúng tôi vừa soạn giáo án. Mùa xuân năm 1967 là một mùa rét mướt. Chúng tôi thiếu thốn đủ điều, ban đêm chỉ có ngọn đèn dầu để làm việc. Nhưng nhờ tuổi trẻ, nhờ lòng mong ước được cống hiến sức nhỏ bé vào sự nghiệp chung, chúng tôi đã vượt qua.
Sinh viên của chúng tôi rất đặc biệt: Họ lớn hơn tuổi tôi, họ đã trải qua công tác và có kinh nghiện thực tế với nghề. Trong khi tôi – Cô Giáo- mới chỉ rời ghế nhà trường. Đó là cả một thách thức. Nhưng, họ về đây là để học. Nhiệm vụ của tôi là trang bị cho họ đầy đủ kiến thức và tổng quát để họ hiểu và sẽ làm nghề tốt hơn sau khi học xong. Vì thế tôi tập chung vào tự rèn luyện tác phong, cử chỉ, lời nói, cách diễn đạt. Tôi xác định cho mình nguyên tắc sống: Cực kỳ khiêm tốn, cố gắng học hỏi ở họ các kinh nghiệm sống,khinh nghiệm nghề nghiệp và trên tất cả là sự trân thành! Và như vậy các rào cản đã dần dần tự xóa bỏ. Tôi đã được một buổi dậy đầu tiên một cách xuôn xẻ. Từ đó, giữa tôi và các anh sinh viên đã có sự cảm thông. Ngoài giờ học họ là đồng chí, thậm chí đáng tuổi “anh” mình. Nhưng họ vẫn một mực giữ lễ nghĩa: một điều “Cô giáo “ hai điều “Cô giáo”. ( Ở đây khắc hẳn ở nhà trường phổ thông khi chúng ta gọi đơn giản là Thầy/Cô, thì các sinh viên gọi tôi là “Cô giáo” để tỏ rõ đẳng cấp vì sợ rằng chữ “ Cô” đơn lẻ sẽ bị hiểu nhầm là “Em”).
Nhiều năm sau, khi gặp lại trong các hội nghị chuyên đề ở cơ quan Bộ, tôi vẫn còn được các “Anh sinh viên’ gọi là “ Cô giáo” mặc dù khi đó tôi đã rời xa ngành giáo dục lâu rồi!
Sau khi CHUYÊN TU LUYỆN KIM, tôi đứng lướp K2L và K2T, sinh viên hai lớp cũng có những anh hơn tuổi tôi, mọi số ít tuổi hơn tôi. Nhưng do đã có chút kinh nghiệm của học kỳ đầu tiên, tôi đã thích nghi dduojc với hai lớp này.
Nhờ sự chân thành, chúng tôi đã sớm hòa đồng. Các bạn sinh viên đã tiếp thu tốt acsc vấn đề lý thuyết. Tôi giúp họ làm các đồ án môn học và chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc môn học. Lớp trưởng Ninh của lớp K2T sau này còn đến thăm tôi. Bí thư chi bộ lớp K2T- Lê Văn Síu- khi lên chức Tổng giám đốc Khu Gang Thép Thái Nguyên còn tặng tôi tấm ảnh hai vợ chồng anh ấy ở tại Khu Gang Thép Thái Nguyên. Đấy là những thình cảm chân thành mà tôi còn chân qíu đến bây giờ. Đặc biệt qíu tấm lòng của các anh sinh viên lớp K2L đối với cựu giáo viên chúng tôi. Tôi nhớ vào khoảng những năm 1985-1990 của thế kỷ trước, lớp K2L và các cựu giáo viên đã từng đứng lướp thời kỳ đó! Đáng quý là họ đã tìm ra hầu hết địa chỉ của acsc anh chị em cựu giáo viên chúng tôi tại Hà Nội và mời được chúng tôi đến gặp mặt “lịch sử” ấy gần đủ mặt các cựu giáo viên ở các bộ môn;Toán, Lý, Hóa, Sức bền vật liệu, Cơ lý thuyết, ..... và bộ môn luyện kim chúng tôi! Có phải truyền thống “ TÌNH NGƯỜI CƠ ĐIỆN” đã kéo dài từ đó đến nay, để mà thầy NGUYỄN DUY CƯƠNG và Ban Giám Hiệu Trường ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN tổ chức chuyến đi nghĩ tình đáng nhớ và cuộc thi viết này? Vì lý do sức khỏe tôi đã không đi theo được đoàn vào Quảng Trị, mặc dù được đoàn tổ chức thật chu đáo và phải từu chối với sự tiếc nuối vô bờ. Dù vậy, theo dõi hành trình của Đoàn, chúng tôi vô cùng cảm phục việc làm nghĩa tình của trường và các thế hệ giáo viên sinh viên nhà trường đối với cố hiệu trưởng quê hương Quảng Trị. Bài học truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” này thật cao đẹp và cụ thể! Mong nó sẽ mãi là truyền thống của trường mình.
Nhớ lại những năm tháng đầu đời ở Trường đại học Cơ điện Thái Nguyên, tôi có một kỷ niệm khó quên và hai lần suýt bị bom Mỹ “hỏi thăm”.
Vào khoảng cuối năm 1967 và đầu năm 1968, khi ấy tôi và chị Bích Hòa còn ở đầu hồi nhà ý tế khi đó còn chưa có nhà nữ Giáo Viên vì các chị Đỗ Thị Căn- giáo viên Toán, chị Nguyễn Thị Mai Hương- giáo viên Hóa, Lương Thị Thu Giang- giáo viên bộ môn cán thép còn chưa về trường. Chị Phi Thị Như Mai thì đang dạy ở khu B. Chị Trần Hồng Lê có gia đình nên ở nhà riêng. Một hôm, sau giờ lên lớp, tôi trở về nhà thì đột nhiên thấy máy bay Mỹ ào tới ném bom Ga Lưu Xá. Ga Lưu Xá cách trường theo đường chim bay khoảng một ki-lo-met. Mà chiếu theo đường chim bay nhà chúng tôi gần ga nhất. Bom đạn chút xuống ầm ầm, khói bốc cao trên các lùm cây mù mịt. Chúng tôi; gia đình chị Tuyết Phương, chị Bích Hòa, tôi và mấy anh công nhân đường sắt đang làm việc ở gần đó nhảy vội xuống giao thông hào sau nhà. Giao thông hào đó bên đường sắt đào, có một nhánh ngay sau nhà chúng tôi. Nghe thấy tiếng bom nổ rất gần, chúng tôi ngồi cúi đầu, gập người, bịt tai ở tư thế tránh bom. Bỗng có tiếng nổ rất gần chỗ chúng tôi. Rồi tiếng động cơ máy bay xa dần. Nhưng một đám cháy ngùn ngụt đã bốc cao ở truwodc ngôi nhà chúng tôi. Trời ơi! Nhà chị Mùi đang bốc cháy. Chị Mùi lúc đó là nhân viên phòng tài vụ của Trường. Bất chấp máy bay Mỹ có thể quay lại, tất cả chúng tôi, kể cả mấy anh công nhân đường sắt, đều nhảy lên khỏi giao thông hào, chạy tới căn nhà đang cháy. Nơi cháy chỉ cách chúng tôi 200m! Trong nhà chị Mùi mọi thứ đều dính lửa! Mái lá cháy ngùn ngụt các thanh xà cây xà tất cả bằng tre. Những mảnh tre , lá gồi đnag cháy rơi xuống bắt lauwr vào mọi đồ đạc. Chúng tôi mỗi người mọt tahy mang vác đồ đạc ra sân.
Chị Mùi hốt hoảng từ nơi làm việc chạy về. Mọi người hối hả dập lửa, dọn đồ. Lâu ngày qua mỗi tôi không còn nhớ các con chị Mùi đang đi học hay có ở nhà, chỉ chú ý đến bà mẹ chị Mùi bị một thanh xà rơi trúng, bị gãy cẳng chân. Tôi được học cứu thương trong kỳ tập quân sự giữa năm tư đại học, định tìm cách nẹp chân cho bà thì bị các anh thanh niên gạt ra. Họ khẻo hơn, nhanh nhẹn hơn. Họ nhanh chóng bang bó cho bà và chuẩn bị võng, cáng đưa bà lên bệnh viện Thái phố Thái Nguyên (Thành phố cách trường 10km). Mọi người còn lại ra sức dập lửa và cứu đồ cho gia đình chị Mùi.
Cách xa mấy quả đồi bên kia, các anh em ở bộ môn tôi và nhà Liên Bộ nhìn thấy đám cháy bốc lên. Họ hối hả chạy tới, họ gọi nhau “không biết “con” Ngân Thanh sống hay là chết ?” Đến tận nơi có đám cháy, họ biết rằng nhà chúng tôi không sao. Hướng tới ngôi nhà đang cháy họ hỏi “Thanh đâu?”. Tôi vội chạy tới chỗ mọi người, đứng nghiêm và nói “Báo cáo, Thanh đây! Không bị dính bom bi đâu ạ!” (Tác phong đứng nghiêm và báo cáo là chúng tôi đã được rèn luyện qua các kỳ tập quân sự ở trường). Mọi người thở phào nhẹ nhõng cùng nhau dập lửa giúp chị Mùi. Sau khi công việc ở chỗ đám cháy tạm ổn, trường đã giúp đưa gia đình chị Mùi đến ở tạm một phòng ban nào đó, tối và chị Hòa mới trở về nhà mình, chị Tuyết Phương và hai cháu bình yên. Mở cửa phòng mình, chúng tôi sững sờ: trên giường chị Hòa lăn lóc hang chục viên bi! Chăn, gối của chị ấy thủng lỗ chỗ. Ngay cả chiếc xe đạp của chị ất dựng cạnh bàn cũng bị mấy viên bi xuyên thủng vài chỗ trên khung và xuyên thủng xăm lốp. Chúng tôi không tìm thấy vỏ quả bom bi nhỏ, chắc nó nổ trên mái nhà và bi lăn xuống. Tôi nhìn sang giường mình không thấy có một viên bi nào!( Tôi ngớ ngẩn nghĩ thầm: “giá trên giường mình cũng có lấy cài viên bi cho nó cùng cảnh ngộ!” Thật là ngớ ngẩn! Đến may mắn còn không muốn, lại muốn chung chịu hiểm nguy! Nhưng thiệt hại này đâu có đáng gì so với nhà chị Mùi. Chúng tôi nhanh chóng quên chuyện bom rơi, nhà cháy. Nhà trường đã hỗ trợ cho gia đình chị Mùi chỗ ở tạm và các thiệt hại. Sau này tôi được biết nhà chị Mùi đã được làm lại. Cuộc sống của chúng tôi nhanh chóng trở lại bình thường.
Lần “ chạm” bom thứ hai của tôi đã xảy ra ở khu C của trường. Khoảng những năm 1969-1970, trường ta đón một lứa học sinh đặc biệt, những thanh niên xung phong từ tuyến lửa trở về. Họ là những người có thành tích cao trong công việc mở đường vào tuyến lửa. Họ trở về sau một thời gian cống hiến trên trên mặt trận phá núi, mở đường, rà phá bom mìn, bắc cầu qua song, suối để góp sức mở đường ra tiền tuyến. Đây là lứa thanh niên được nhà nước tuyển lựa về học Đại Học để nâng cao trình độ. Để giúp học những thanh niên sớm phải rời xa sách vở vì nhiệm vụ phục vụ chiến trường, nhà trường thành lập, các lớp Dự Bị Đại Học. Trường huy động toàn bộ giáo viên đang có giờ trống tham gia giảng dạy có môn TOÁN, LÝ , HÓA… từ lớp 8 đến lớp 10 theo chương trình Trung học Phổ Thông thời đó. Tôi, anh Nguyễn Qúy Hùng và anh Nguyễn Xuân Trúc được huy động vào việc này. Tôi chịu trách nhiệm môn Hóa, anh Hùng dạy Đại số, anh Trúc dạy Hình học. Bộ môn VẬT LÝ có anh Nguyễn Phú Thùy dạy Lý. Còn bộ môn Toán và Hóa các anh chị ấy đã kín lịch dạy Đại học nên phải mượn các bộ môn ngoài.( Lúc đó bộ môn tôi mới được bổ sung anh Phùng Hữu Đang- cùng một giáo trình với tôi và anh Phạm Gia Khiêm phụ trách giáo trình LUYỆN THÉP BẰNG LÒ CHUYỂN ) [ xin nói them : anh Phạm Gia Khiêm sau này trở thành Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao. Con đường anh ấy phấn đấu từ một giảng viên Đại Học trở thành một vị PHÓ THỦ TƯỚNG kiêm BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO quả là một con đường phấn đấu phi thường! Xin bày tỏ long kính phục anh Khiêm- nhất là khi anh dẫn đầu đoàn “CHUYẾN ĐI TÌNH NGHĨA” tôi càng kính nể anh, con người sống thủy chung,…
Trở lại thời kỳ 1969-1970 mà chúng tôi dạy học ở Khu C. Tôi chưa biết khu C ở đâu, chỉ biết khu B cách ga Phổ Yên vài ki lô mét và khu C cách khu B chừng 3-5 ki lô mét. Mà từ khu B về khu A khoảng chừng hơn 20 ki lô mét. Làm sao có thể đi từ khu A tới khu C để làm nhiệm vụ giảng dạy bây giờ? Tôi được biết anh Thùy và anh Hùng đã đến khu C trước tôi. Chỉ còn tôi phải đến khu C trước khi học kỳ mới bắt đầu. Cả bộ môn tôi, không ai có xe đạp. Ngày ấy không có XE ÔM, không có cách nào “thuê/mướn” được. Tôi còn đang lo đến phát khóc, thì anh Trần Mão, tổ trưởng bộ môn tôi đến-và bảo “Tôi đã mượn được xe đạp và tôi sẽ đèo chị Thanh từ đây vào khu C để làm nhiệm vụ!”
Tôi đang lo đến phát khóc, thì bây giờ tôi mừng và cảm động đến phát KHÓC! Sự chu đáo và ân cần của TRƯỞNG BỘ MÔN như một người ANH CẢ, đã giúp tôi giải quyết nỗi khó khan lúc bấy giờ! Thế là hôm sau hai anh em lên đường! (Anh Mão hơn tôi 6 tuổi). Khỏi phải nói đường đi khổ ải thế nào: toàn là lên dốc, xuống đèo. Nếu đi theo đường quốc lộ 3 thì rẽ vào khu C tổng cộng phải khoảng 25-30 ki lô mét. Nếu đi đường tắt, toàn bộ là lên dốc, xuống đèo, thì có thể gần hơn được khoảng 10 ki lô mét, nên chúng tôi đã chọn đường tắt. Nhưng đèo cả người, cả hành lý, cả giáo án giáo trình là khá nặng. Người tổ trưởng đáng kính của tôi đã không quản ngại gian khổ, mệt mỏi, anh ấy đã giúp tôi lên đường thực hành nhiệm vụ một cách vô tư. Ơn này tôi xin ghi tạc trong suốt cuộc đời và cũng khó lòng có thể “TRẢ” được. Trong khó khăn, LÒNG TỐT đã nảy sinh như thế! Trên đời, tôi đã gặp nhiều người có LÒNG TỐT, nhưng đây là lần đầu tiên, tôi được hưởng LÒNG TỐT mà tôi khó có cơ hội được BÁO ĐÁP. Viết đến đây tôi nhớ đến anh, như nhớ về một người ANH CẢ bao dung. Nay anh không còn nữa, xin anh hãy nhận ở đây một nén tâm nhang của đứa em nhớ về người ANH CẢ của mình. Xin anh hãy yên nghỉ nơi vĩnh hằng! Những điều thiện mà anh làm thì còn mãi! Tôi tự hứa: chỉ có thể TRẢ ƠN cuộc đời bằng sự nỗ lực bản thân để hoàn thành nhiệm vụ.
Tại khu C, nhà giáo viên có 4 phòng, chung với phòng Y TẾ. Đầu hồi này giành cho tôi, phòng kế bên là nơi anh Thuỳ và anh Hùng- giáo viên Lý và Toán. Phòng thứ ba là phòng Y TẾ của khu C. Phòng cuối cùng là của anh Toàn- y tá. Các lớp học được xây dựng xen kẽ các quả đồi của nhà dân. Ở đây là một xóm nhỏ với dân định cư đã lâu đời nên có thể ngụy trang tốt, nhiều lũy tre và cây to che khuất các giảng đường, không trống trải như ở khu A. Để dạy hoá cho sinh viên dự bị, tôi có ý tưởng phải cho sinh viên của mình được hưởng một sự giáo dục tốt nhất trong điều kiện có thể. Vì thế tôi đã xin anh Đào Hữu Ngọc và các anh chị bộ môn Hoá cho tôi một bộ thí nghiệm đơn giản và một số hoá chất để tôi làm thí nghiệm cho sinh viên của tôi nhận biết thế nào là AXIT, BAZO, MUỐI VÀ CHẤT CHỈ THỊ MÀU. (Vì phòng thí nghiệm Hoá nằm ở khu B). Và rất may, đề nghị của tối đã được các anh ở Bộ môn Hoá chấp nhận. Tôi đã có bộ thí nghiệm đó, và đã trình bày thí nghiệm cho các sinh viên của tôi, những thanh niên từ các lũy tre làng, từ các vùng sâu, vùng xa, được tiếp cận với một nền giáo dục có tính khoa học, được trực tiếp nhìn thấy một số chất đã biến đổi như thế nào. Buổi học của tôi đã diễn ra vui vẻ, học sinh khá hào hứng với thí nghiệm của cô giáo. Nhân hồi ký này, cho phép tôi gửi tới anh Đào Hữu Ngọc cùng tất cả các anh chị ở Bộ môn Hoá trường mình thời ấy đã giúp đỡ tôi hoàn thành tâm nguyện nhỏ của mình; cũng là để phục vụ học sinh thân yêu!
Một hôm, sau giờ lên lớp trở về, đến đầu hồi nhà mình, bất ngờ máy bay Mỹ xẹt đến. Chúng đột ngột cắt bom. Một quả bom bị nổ “bùm” và tóe ra xung quanh rất nhiều quả bom bi nhỏ. Tôi hoảng hốt chạy vội vàng vào nhà và chui xuống gần bàn! May mắn lại mỉm cười với tôi lần nữa: các quả bom bi nhỏ đã không nổ, chúng theo độ dốc lăn xuống chân đồi. Các anh Thuỳ, Hùng, Toàn từ các hố cá nhân chạy lên chỗ tôi và phá lên cười khi thấy tôi đang ngồi thu lu dưới gầm bàn! Chúng tôi đã “sống chung” với mối đe dọa về bom đạn như thế đấy! Biết làm sao được, đành phó mặc cuộc đời cho “ Số phận” thôi!
Học kỳ ấy đã trôi qua. Đã đến lúc phải trở lại khu A chờ nhận nhiệm vụ mới. Nhưng lần này, tôi phải “độc hành”. Không có bánh đường, không có phương tiện. Tôi quyết định “cuốc bộ” từ khu C về khu A. Tôi chọn con đường đi theo Quốc lộ 3, từ khu C, qua ga Phổ Yên, ga Lương Sơn rồi về T Ba Nhất để về trường. Tôi không dám đi đường tắt vì đường đó quá hoang vắng. Đi đường quốc lộ dẫu sao còn có xe cộ qua lại trên đường, có quán xá để nghỉ chân. Sáng hôm ấy, ba lô gọn gàng, tôi chào tạm biệt các anh Hùng, Thùy, Toàn ở lại, tôi một mình lên đường. Khỏi phải nói, mọi người cũng có thể hình dung ra đi bộ thì khổ như thế nào! Nhưng tôi tự nhủ: sinh viên như mình đấy, họ không chỉ đi bộ như mình một ngày hai mươi ki-lô-mét đâu, họ còn phải phá đá, mở đường, gỡ bom mìn, bắc cầu,…nữa chứ. Họ làm ngày nọ qua tháng kia. Mình chỉ phải đi có một lần, nên phải cố lên! Cứ tự động viên mình như thế, tôi khởi hành lúc 5 giờ sáng và đến khu A khoảng 12 giờ trưa. Và sung sướng là lúc được về đến đích. Năm ấy, chúng tôi đã có nhà NV GIÁO VIÊN. Nhà chúng tôi ở gần nhà bộ môn Hình Họa và bộ môn Máy Cắt của bộ môn Nhiệt Kỹ Thuật,... Tôi đã sung sướng vì tự thấy mình đã đủ nghị lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn để thực hiện “ nhiệm vụ nào cũng hoàn thành ”.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở khu C, tôi và một số anh chị em ở các bộ môn khác lại có một khoảng thời gian chưa có lớp. chúng tôi xin thầy Hiệu Trưởng và Ban Giám Hiệu cho mở lớp BỒI DƯỠNG TIẾNG NGA cho các cán bộ giảng dạy của trường để được nâng cao trình độ. Ngày ấy, Liên Xô là hình mẫu lý tưởng để các nước Xã Hội Chủ Nghĩa noi theo. Chúng tôi học đại học theo giáo trình của Nga. Sách Kỹ thuật là sách tiếng Nga, các ngành công nghiệp hầu hết theo phương pháp của Nga (hoặc của Trung Quốc). Hơn nữa, trong đội ngũ cán bộ giảng dạy, có mấy anh học ở Liên Xô về, trong đó có anh Nguyễn Thanh Trúc, cán bộ giảng dạy môn Hóa Lý Luyện Kim – Anh Trúc học ở trường THÉP MATSCOVA về, và rất giỏi tiếng Nga. Chúng tôi đề nghị anh Thanh Trúc làm THẦY, và anh ấy cũng chấp nhận. Thầy Hiệu Trưởng Phú đã cho mở lớp, với anh Nguyễn Thanh Trúc là giảng viên chính. Còn các anh đã từng du học ở Nga về như anh Đinh Nho Sinh, Nguyễn Minh Anh ,… làm trợ giảng. Đôi lúc, các anh ấy tổ chức “ Câu lạc bộ nói tiếng Nga ”, các anh ấy dạy chúng tôi tập nói. Nhóm nữ, tôi còn nhớ có tôi và chị Mai Hương ở bộ môn Hóa. Chúng tôi coi đây là cơ hội tốt để mình được nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình nên rất hăng say học tập. Lớp có khoảng 30 thành viên, có các anh ở bộ môn Vật Lý, dù đã rất giỏi tiếng Nga rồi, các anh ấy vẫn tham gia vào lớp một cách rất nhiệt tình như anh Nguyễn Phú Thùy chẳng hạn. Chúng tôi học thầy rồi học bạn, học lẫn nhau. Buổi tối có khi còn xin anh Trúc dạy hát các bài tiếng Nga để luyện âm, luyện nói! Thời kỳ ấy mới vui vẻ và tươi đẹp làm sao. Các Thầy chỉ dạy MIỄN PHÍ! Chúng tôi chỉ biết học, vẫn được hưởng nguyên lương mà không phải trả bất cứ một loại “ phí ” nào. Chúng tôi còn ngu ngốc đến mức không có chút quà nào để TRI ÂN THẦY. [ Em viết đến đây, kính dâng hương hồn anh Thanh Trúc nén tâm nhang với lòng biết ơn và quý mến vô hạn. Nhờ có sự giúp đỡ của anh, mười lăm năm sau, em đã có được một tác phẩm biên soạn cùng Thầy giáo của em, sách được xuất bản bởi NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT năm 1985 và hai mươi năm sau, em đã có được một tác phẩm biên soạn với hai thầy của em ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, được xuất bản bởi Nhà Xuất Bản Giáo Dục năm 1990 và tái bản năm 2001]. Tuy thành tựu nhỏ nhoi, nhưng có được ngoài sự cố gắng của bản thân, còn có công ơn dạy bảo của THẦY và có sự rộng lượng, tầm nhìn của thầy Hiệu Trưởng. Thầy không chỉ lo cho sinh viên, thầy còn lo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên của trường.
Tôi còn muốn viết nhiều nữa về những kỷ niệm thân thương trong đội ngũ giáo viên, nữ giáo viên dưới những mái tranh nghèo của ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN năm xưa. Chỉ tiếc rằng SỐ PHẬN trớ trêu, không cho tôi bước tiếp con đường vì sự nghiệp GIÁO DỤC của mình. Vào khoảng năm 1971, thầy Hiệu Trưởng làm việc với bộ môn Luyện Kim ở trường Đại Học Cơ Điện vì đã có một khoa LUYỆN KIM của Đại Học Bách Khoa, có một trường TRUNG CẤP LUYỆN KIM còn thành lập trước Trường Đại Học Cơ Điện, lại còn có ĐẠI HỌC TẠI CHỨC LUYỆN KIM tại Khu Gang Thép! Bởi lý do này, bộ môn Luyện Kim chúng tôi bị giải thể. Chúng tôi phải tự mình tìm cho mình nơi công tác mới thích hợp từng hoàn cảnh của mỗi người.
Năm 1971, tôi đã rời xa mái trường Cơ Điện thân thương từ đó. Tôi được chuyển về VIỆN LUYỆN KIM MÀU HÀ NỘI. Vẫn được làm nghề Luyện Kim, nhưng không còn được là CÔ GIÁO nữa, chỉ là một Kỹ sư bình thường thôi. Nhưng những kỷ niệm sôi nổi đầu đời ở đất này tôi luôn ghi nhớ trong lòng. Bởi tại nơi đây, Trường đã rèn luyện cho tôi thành người có bản lĩnh, không ngại gian khổ, không sợ khó khăn.
Xin kính cẩn tri ân mái trường đơn xơ xưa đã cho tôi cơ hội để trưởng thành!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét