TỰ HÀO NGƯỜI CON CƠ-ĐIỆN - Mã số: TNUT-2020-004


 TỰ HÀO NGƯỜI CON CƠ-ĐIỆN

(Bài dự thi cuộc thi viết "Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Những ký ức đi cùng năm tháng" - Mã số: TNUT-2020-004)



Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi mái trường là “ngôi nhà thứ hai” của mỗi con người. Bởi ở đó chúng ta được tiếp nhận tri thức, được rèn luyện đạo đức, nó còn là nơi gieo mầm ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực, cho ta cảm nhận được tình thầy trò, bạn bè khăng khít.Đối với mọi người ngày 15/8/2016 có thể không có gì đặc biệt. Nhưng đối với tôi, đó là ngày tôi đến với “Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên”. Ngày đã ảnh hưởng, thay đổi cuộc đời tôi mãi tới sau này.

Giữa xu hướng Hà Nội “ hóa ” của học sinh năm đó , tôi vẫn xếp “Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên” trong tờ giấy nguyện vọng một, mái trường mà ngay từ thời cấp ba tôi đã muốn trở thành một phần của nó . Ký ức đầu tiên của tôi về trường “Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên” là nụ cười và sự thân thiện của các thầy cô. Với 20.25 điểm trên tay, tôi hỏi đi hỏi lại các thầy cô trong phòng tư vấn “ Liệu em có đỗ được không ạ ? ” khiến các thầy cô phải bật cười về sự ngây ngô, sau đó sự là tư vấn rất “ có tâm ” từ các thầy cô về cơ hội của tôi. Ngày nhận giấy báo trúng tuyển những cảm xúc trong tôi như được vỡ òa. Niềm hạnh phúc xen lẫn tự hào và háo hức về một tương lai mới, môi trường mới, một cuộc sống tự lập xa gia đình của một cậu tân sinh viên 18 tuổi xâm chiếm hết tâm hồn tôi. Lúc đó tôi muốn hét lên cho cả thế giới biết “TÔI ĐỖ RỒI!!!” cái ước mơ mà tôi ấp ủ bao lâu cũng thành hiện thực rồi.

Tôi bước vào trường ngày đầu tiên vào một buổi sáng mùa thu tháng 8, trường có tuần công dân. Mặc dù hôm ấy trời không lạnh nhưng chân tay tôi cứ run hết cả lên, có lẽ là vì quá hồi hộp và sung sướng cuối cùng cũng đã tới buổi học đầu tiên . Khi ấy những tia nắnglen lỏi qua các tán cây như nhuộm một màu tươi sáng hân hoan đón chào những tân học sinh mới bỡ ngỡ bước vào cổng trường. Không thể không kể đến khung cảnh rộng lớn của trường với rất nhiều dãy nhà cao lớn, thu hút được sự chú ý của tôi hơn cả là một căn nhà lớn màu vàng nằm giữa trung tâm trường mà sau này chúng tôi vẫn đùa nhau rằng nhà “ Chính Phủ “ . Khép nép trong màu áo khoa, tôi cảm giác mình như trưởng thành lên và thấy tự hào khi đeo trên mình phù hiệu của trường, phải rồi tôiđang lớn dần. Khó có thể nào quên được những ngày đầu tiên bước vào lớp mới, phải dần làm quen với một sự thay đổi thực sự khi phải rời xa những gì đã quá quen thuộc đến nỗi như một phần của cuộc sống và nó đối với tôi nó còn khó hơn gấp bội lần, vì tôi là một con người thích sống khép kín và rất ngại ngùng khi phải giao tiếp với những người bạn mới. Nhưng con người ai cũng phải thay đổi, phải thích nghi với cuộc sống này. Dần dần tôi cũng đã có thể làm quen được gần hết các bạn trong lớp. Bốn mươi hai con người mỗi người một vẻ, nhưng chúng tôi là một tập thể, chúng tôi luôn đoàn kết và gạt bỏ những cái tôi của mình. Những người bạn là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trong con đường học tập.

“Một đời người - một dòng sông...

Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

"Muốn qua sông phải lụy đò"

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ...”

(Người lái đò)

Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây kim chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng tôi trước những vấp ngã của cuộc đời. Đặc biệt là tại đây, không chỉ có các thầy cô người Việt Nam mà còn có cả các thầy cô người nước ngoài. Với những tiết học khi mà chúng tôi bắt đầu miệng là chữ “O” và kết thúc bằng chữ “A” thật tuyệt vời. Khác với cấp ba nơi các thầy cô có phần nghiêm khắc và cứng nhắc. Các thầy cô tại mái trường đại học thì hoàn toàn ngược lại, vô cùng “ XỊN ”. Thân thiện, nhiệt tình, tự tin, phương pháp giảng thú vị và thoải mái với những câu hỏi của sinh viên là tất cả những thứ có trong trong giờ học. Nhờ vốn kiến thức tích lũy sau bao năm du học và một phần văn hóa ( làm việc, tiếp cận vấn đề,…) từ các nước phát triển các thầy cô đã thay đổi cả lối tư duy của một thế hệ sinh viên.

Tôi yêu lắm những giờ học về kinh tế do cô Ngân- chủ nhiệm của lớp tôi dạy cho chúng tôi nghe trong từng tiết học, yêu những con số, những công thức có phần nào đó hơi khô khan nhưng đã được cô Huê tận tình chỉ bảo, yêu cô Louie dạy môn Tiếng anh Học Thuật với cách truyền tải một cách hài hước và dí dỏm, thầy Jea với phong cách vô cùng chuyên nghiệp và chăm chỉ với những giờ học có phần nghiêm khắc, nhưng dạy cho chúng tôi biết thế giới ngoài kia đang làm việc và chăm chỉ đến thế nào , những tiết học đầy thú vị của thầy Minh hay thầy Đông ,…. Tất cả đã đi vào lòng tôi nhẹ nhàng và thật đẹp.

Với những hoạt động do Đoàn, Hội của trường tổ chức, học sinh không những chỉ tiếp cận kiến thức trên lớp mà còn có cơ hội để sinh viên thể hiện bản thân, trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này. Hoạt động nào cũng vui và đầy ý nghĩa đúng với tiêu chí “ Vừa chơi vừa học, vừa học vừa chơi”. Nhờ các hoạt động như English festival, AP Night, Christmas, Ngày hội sinh viên,Trương trình thiện nguyện, …. Từ một người hướng nội luôn thích một mình tôi đã thay đổi để trở nên tự tin hơn, làm được những điều, đạt được những giải thưởng mà trước đây chưa bao giờ tôi dám nghĩ tới. Nhà trường đã thật sự tạo ra một thế hệ sinh viên thời 4.0, vừa có kỹ thức chuyên môn, vừa có các kỹ năng mềm cho sinh viên. Càng học, càng đi tôi càng thêm tự hào là một sinh viên trường “Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên” hay Trường “ Cơ Điện ” trước kia. Các thế hệ đi trước thật sự rất “ Tài” và “Giỏi”. Các anh , các chú hiện nay đang cống hiến nắm giữ rất nhiều vị trí quan trọng ở khắp nơi trên đất nước này. Đi tới đâu cũng cũng có hội sinh viên “Cơ Điện”, đến những ngày kỉ niệm của trường nghe các anh, các chú kể lại những câu truyện của một thời đi học đầy khó khăn nhưng đoàn kết và ý chí, các chiến tích vui như: ” Quà sinh nhật, đi bộ lên Trường đại Học sư Phạm, những ngày hội trường, lửa trại, ….” mà mãi không biết chán, cũng không khỏi thấy tiếc nuối vì một số nét đẹp ngày đó giờ đã không còn tồn tại. Tuy vậy giá trị tinh thần, sự đoàn kết và,ý chí vươn lên từ trong khó khăn để cống hiến cho đất nước đã , đang và sẽ không bao giờ mất đi và mãi mãi truyền lại cho thế hệ sau này. Đó đã là truyền thống của mái trường từ những ngày đầu và kéo dài suốt 55 năm qua.

Tôi biết mỗi ai trong chúng ta ai cũng đã từng có một thời sinh viên với bao kỉ niệm như thế! Tôi cũng vậy, tôi đang có một thời học sinh vô cùng vui vẻ, ý nghĩa. Một thời sinh viên không bao giờ quên với mỗi ngày trôi qua đầy ý nghĩa . Thời gian thì cứ trôi, trôi mãi chẳng chờ đợi một ai, khoảng thời gian 5 năm trôi qua nhanh như chớp mắt và rồi mỗi chúng ta cũng sẽ đến lúc nói lời tạm biệt mái trường nơi đây để đến với những cuộc sống mới, môi trường học mới nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ quên những ngày tháng tràn ngập kỉ niệm đẹp đẽ này. Dù có đi đâu thì ngôi trường này vẫn luôn ở trong trái tim tôi. Tự hào mãi logôvà bốn tiếng “Công Nghiệp Thái Nguyên”!

Thái Nguyên,15/08/2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét